Mời các bạn xem danh sách tổng hợp căn cứ 4 Chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích
Trần Cẩm Tường
Đầu năm 1973, khi Hiệp Định Paris được ký kết đình chiến giữa 2 miền Nam Bắc, và sau ngày Giổ chung & Tưởng niệm chiến cuộc BL (5-4-72), dân tỵ nạn Bình Long được lệnh rời trại tiếp cư Phú Văn ra Rừng Lá, Long Khánh .
Theo lệnh của ông Phan Quang Đán, Phó Thủ Tướng & Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Khẩn Hoang Lập Ấp, chánh quyền cũ Tỉnh BL phối hợp với các cơ quan chánh phủ Saigon, cùng Tỉnh Bình Dương và Tỉnh Long Khánh, chuẩn bị cho chương trình đưa các đợt di dân ra Đồng Đền, Rừng Lá và Bảo Lộc(cho người Thượng sắc tộc S’tiêng).
Mặc dù có sự vận động với B/S Phan Quang Đán, xin cho dân BL tạm định cư tại Bàu Bàng (Bến Cát, Bình Dương), nhưng không được đáp ứng, vì chương trình đã định trước (!?): dân miền Trung được đưa vào thành làng Lai Uyên (bây giờ)
Công cuộc định cư dân chiến nạn BL đợt đầu khoảng hơn 10 ngàn người tại Rừng Lá, đợt đi sau 5 ngàn người ra Đồng Đền, Ngã Ba Ông Đồn đi vào đồi Phượng Vỹ( hậu cứ TRĐ52/SĐ18BB). Năm ngàn đồng bào S’tiêng ra Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng…
Ba nơi định này cư kéo dài trong nhiều tháng vất vả di chuyển mới xong.
Việc dời chuyển thật khó khăn vì đông người, mang theo đồ đạc gia đình lỉnh kỉnh; tận dụng xe nhà binh, Tỉnh mướn thêm xe đò, đi làm nhiều đợt … Tuy nhiên, an ninh địa điểm(Rừng Lá) cho xe cơ giới của nhà thầu RMK tiếp tục ủi rừng, lấy gốc cây cọ, phủ mặt bằng, chia ranh, làm đường… vv…vv. mọi sự đều ổn định, diễn tiến tốt đẹp.
An sinh xã hội, Tỉnh tổ chức cấp phát tiền trợ cấp, nhà đất cho dân đi định cư được đầy đủ, ít khiếu nại, tranh đoạt; nhờ các viên chức cũ của Tỉnh BL phụ trách đắc lực, dù có vài sự lạm dụng hành chánh, dành đất, mâu thuẩn xã hội nhỏ xãy ra .
Xem thêm|: Tản văn Ngô Đình Hải: “Đù má” – Văn Học Sài Gòn
Tại Rừng Lá, Long Khánh (cách Saigon 125 km, còn gọi là căn cứ 4, điểm chiến thuật quân sự pháo binh), sát với ranh giới Tỉnh Bình Tuy, Hàm Tân. Nơi đây không phải là vùng đất hứa hẹn khẩn hoang lập ấp màu mở, có khi còn mất an ninh, vì địa điểm này nằm chặn ngang đường giao liên của mật khu Bà Long (Bà Rịa – Long Khánh) nên địch không để yên .
Vào khoảng tháng 5-1973, họ pháo kích mạnh vào khu định cư; quân tấn công không lọt được vào khu vực phóng thủ do 7 trung đội Nghĩa Quân của CKAL cũ trấn giữ, nên họ đóng chốt QL số 1, giữa căn cứ 3 và 4(khoảng cây số 120 tính từ Saigon)
Hai TRĐ 33 và 275 chủ lực miền/VC quần thảo với các đơn vị QLVNCH trong suốt một tuần lễ phá chốt. Dân chúng BL một lần nữa chạy nạn ra Bình Tuy hết mấy ngày, chờ (BC81ND ) gở hết chốt trên QL1, lên xe GMC kéo về lại Rừng Lá tiếp tục ổn định lại cuộc sống mới.
Dân chúng BL sống qua gian nguy cuộc chiến, trăm khổ ngàn đau, đắng cay chịu đựng mất người thân nên có nhiều nghĩa tình tâm linh với người đã khuất . Dân chưa ở thành làng còn tạm nhà bạt nhà thiếc, nhưng tại khu chợ tạm, có hai cơ sở tôn giáo được dựng lên. Một cho Niệm Phật Đường có rước tượng Phật về làm lễ An Vị, đông đảo bà con Phật tử ngày đêm đến cúng bái, do Sư Thầy lễ Phật. Một Nhà Nguyện Công Giáo do Cha Phúc , chủ chiên giáo xứ Nhà Thờ dưới căn cứ 3 mỗi cuối tuần đều lên làm lễ cho đồng bào công giáo. Thỉnh thoảng có đoàn cải lương lưu diễn, dựng rạp hát vài ngày để bà con giải trí; không đủ sở hụi thì bà con nuôi ăn tại chỗ, không khí rất thân tình.
Chúng tôi sống với đồng bào BL từ những năm còn thanh bình, đất lành chim đậu. Cùng cam cộng khổ trong mấy tháng giặc giả chiến tranh tháng 4-75, kẻ còn người mất, nhà cửa tiêu tan. Qua nhiều tháng tại TTC/Phú Văn (BD) ăn không nằm chờ, rồi cùng nhau kéo ra Rừng Lá vẫn chưa yên nơi yên chỗ, nên Đoàn Công Tác Định Cư rất thương cảm, chia sẻ với đồng bào chiến nạn, cùng phơi nắng dầm mưa, cực khổ gian nan…Có một lần ông bà tướng Trần Văn Nhựt, cựu TT&TKT Bình Long, ghé thăm bà con, chia sẻ cảnh khổ của người dân chiến nạn.
Dân định cư trong khi chờ chia lô cất nhà, chia đất canh tác, cũng tranh thủ vào rừng chặt lá buông, tướt lá phơi khô bán lại cho thương lái từ các nơi khác đến mua, hay chặt củi rừng về hầm lò than . Chợ tạm ngoài trời trao đổi mua bán hàng hóa cũng thấy họp mỗi ngày .Vài hàng ăn quán cà phê dọc theo QL cho khách xe đò ghé lại ăn uống giải khác; không khí bớt buồn tẻ vắng lăng. Trường tiểu học mở cửa dạy lại cho các em tiếp tục đi học .
Trời Rừng Lá lúc tỏ rạng buổi sáng, âm u về chiều; buổi sáng nhìn về Long Khánh thấy mây còn phủ núi Chứa Chan, buổi chiều nhìn lên ngọn Mây Tào mờ mờ sương lạnh.
Xem thêm|: Khám phá khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen – Long An
Có hai nguồn nước từ trong rừng chảy ra gọi là suối Nóng, mang hơi ấm đất rừng; còn nguồn từ trên núi Mây Tào chảy xuống gọi là suối Lạnh, mang theo hơi lạnh của đá. Cả hai nguồn nước này nhập chung lại thành con suối lớn đầu nguồn, xe bồn mỗi ngày lấy nước cấp phát cho dân mới đến; nguồn nước luôn được canh chừng giữ sạch cho đồng bào có đủ lượng nước sử dụng hằng ngày. Xóm người đồng bào S’tiêng theo định cư, vẫn giữ được mạch nước sống, nằm dưới hạ nguồn.
Vào thời điểm đó người ta còn thấy một ngôi miểu cổ thờ voi, chắc thời trước người bản địa ở đây tôn kính voi đàn? Nghe nói thuở còn hoang vu, Rừng Lá là nơi săn bắn lý tưởng, vì rừng còn nhiều thú: nai mển, trâu rừng, cọp beo và chim muông đủ loại. Khi chúng tôi về đây thú rừng không còn nghe tiếng, cây gỗ không còn xanh rừng, vì bom đạn chiến tranh và dân khai thác gỗ lậu cưa đốn, lấy đi nhiều gỗ quí .
Xem thêm|: Đi biển mặc gì chụp hình đẹp? Mix đồ đi biển hè 2022 cực xinh
***
Tháng 8-74 sau khi công tác đi vào ổn định, chúng tôi xin trở lại Quân Đội sau 4 năm biệt phái hành chánh; bàn giao công việc lại cho một SQ của TK/BL.
Đến tháng 4-75, khi chúng tôi cùng đơn vị TĐ1/48/SĐ18BB hành quân mở đường QL1 từ Long Khánh vào núi Chứa Chan (Thị Vải), lại gặp đồng bào thân thương ngày cũ, gồng gánh chạy giặc, kéo nhau về Xuân Lộc.
Ngày 9-4-75 nổ ra trận chiến Xuân Lộc- LK, quân Bắc tấn công vào, quân Nam đánh bật ra, đồng bào chịu trận giữa hai lằn đạn. Cho đến ngày 20-4-75, SĐ18BB được lệnh rời bỏ Long Khánh về giữ Biên Hòa, dân chúng Long Khánh và người BL lại chạy nạn một lần nữa, kêu trời không thấu!
Tội hơn, đồng bào ngoài Rừng Lá lại một lần sau cùng bỏ của chạy lấy người. Lần này hết chạy ngược chạy xuôi, họ tìm đường ra Bình Tuy-Hàm Tân để tìm ghe thuyền chạy giạt về Bà Rịa, vòng qua Saigon, chạy ngược về Trại cũ Phú Văn, lảnh thêm một trận pháo kích còn đuổi theo chân. Đến ngày 30-4-75 là hết đường, kiệt sức!!!
Nhập vào đoàn người chạy nạn sau ngày 30-4-75, dân Bình Long lại chạy tiếp, kẻ vượt biên ra nước ngoài, người tìm về quê quán nền đất cũ mái nhà xưa, người bám chân ở lại mảnh đất Rừng Lá khô cằn để tiếp tục khai rừng phá đất.
Xem thêm|: Đi biển mặc gì chụp hình đẹp? Mix đồ đi biển hè 2022 cực xinh
***
Hơn 40 năm qua người BL vẫn giữ tình đồng hương khắn khít, hằng năm vẫn kéo nhau về họp mặt (Bình Long); vui buồn chuyện tình xưa nghĩa cũ, nhắc lại những ngày giặc giả chiến tranh người còn kẻ mất.
Kỷ niệm thời gian ở Rừng Lá là một kỷ niệm buồn, nhưng ai cũng nhớ lâu. Vì đó là nơi cùng khổ để vươn lên mạch sống.
Rừng Lá không là vùng đất mới khẩn hoang lập ấp lý tưởng, nhưng là nơi thử thách sức chịu đựng của bà con Bình Long.
Từ đời trước rời quê miền Bắc vô Nam lập nghiệp chốn rừng xanh nước độc, đời sau chịu nghiệp chiến tranh bỏ nhà bỏ xứ, nay dù quê người quê nhà, đồng hương BL ai cũng mong cho đời con cháu bớt khổ hơn mình.
Trần Cẩm Tường
(Cựu QT&CKTAL, Trưởng Đoàn CT/ĐC/RL-LH)
https://vantuyen.net/2016/03/23/tran-cam-tuong-rung-la-can-cu-4-khu-dinh-cu-khan-hoang-lap-ap/
Top 5 căn cứ 4 tổng hợp bởi Blog Du lịch
Căn cứ 4, Xuân Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai
- Tác giả: trangvang.biz
- Ngày đăng: 01/03/2023
- Đánh giá: 4.82 (718 vote)
- Tóm tắt: Xuân Hòa Căn Cứ 4, Thoai Huong, Đồng Nai Số điện thoại: 0919888826. Căn cứ 4, Xuân Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai là một địa điểm được sắp xếp trong danh mục Kinh …
Căn cứ 4, Xuân Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai
- Tác giả: vymaps.com
- Ngày đăng: 07/21/2022
- Đánh giá: 4.76 (561 vote)
- Tóm tắt: Căn cứ 4, Xuân Hoà, Xuân Lộc, Đồng Nai is a Local Business, located at: Xuân Hòa Căn Cứ 4, Thoai Huong, Đồng Nai Province, Vietnam. Want to book a hotel in Đồng …
Di tích lịch sử Căn cứ Rừng Lá được xếp hạng cấp tỉnh
- Tác giả: svhttdl.dongnai.gov.vn
- Ngày đăng: 06/13/2022
- Đánh giá: 4.45 (542 vote)
- Tóm tắt: Căn cứ Rừng Lá hay còn gọi Căn cứ Giao Loan, Căn cứ 4; trước đây, thuộc tổng Bình Lâm Thượng, huyện Long Khánh, tỉnh Biên Hòa. Trải qua nhiều …
Xuân Lộc – Wikipedia tiếng Việt
- Tác giả: laodongdongnai.vn
- Ngày đăng: 08/24/2022
- Đánh giá: 4.19 (460 vote)
- Tóm tắt: Địa danh Căn cứ Rừng Lá nằm trên huyện, khu vực trên huyện tưng ứng với Căn cứ 3, 4 của Căn cứ Rừng Lá. Huyện Xuân Lộc gồm 1 thị xã Gia Ray và 14 xã : Bảo …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Diện tích đất nông nghiệp là 49.556 ha chiếm 68,18 % đất tự nhiên của huyện, nông nghiệp vẫn là ngành hầu hết, diện tích quy hoạnh sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên nhờ chú trọng lan rộng ra diện tích quy hoạnh, khai hoang, phục hóa .Ưu thế …
Quốc Lộ 1 – Xuân Hòa (Căn Cứ 4)
- Tác giả: mapio.net
- Ngày đăng: 11/21/2022
- Đánh giá: 3.83 (265 vote)
- Tóm tắt: Quốc Lộ 1 – Xuân Hòa (Căn Cứ 4). Việt Nam · Tỉnh Đồng Nai · Xuân Lộc · Quốc Lộ 1 – Xuân Hòa (Căn Cứ 4). Quốc Lộ 1A. Quốc lộ 1A · Impressum · Ezoic …