Tổng hợp 5 chữ chăm cổ hay nhất

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về chữ chăm cổ Chúng ta cùng bắt đầu nào

CHỮ VIẾT CHAMPA

Putra Podam, Wiya Podam

putrapodam@yahoo.com, wiyapodam@yahoo.com

Bài nghiên cứu đã báo cáo hội thảo “International Graduate Conference on Engineering, Science and Humanities 2016”. Universiti Teknologi Malaysia 15-17, August 2016.

Người Chăm là một trong 54 dân tộc thuộc thành phần dân tộc bản địa cư trú lâu đời ở miền Trung Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số của Nhà nước Việt Nam vào năm 2009, tổng số người Chăm tại Việt Nam là 161.729 được phân bố ở nhiều tỉnh khác nhau như Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Long Khánh, Bình Phước, Tây Ninh, Châu Đốc và Thành phố Hồ Chí Minh. Ở nước ngoài, tổng dân số Chăm tại Cambodia khoảng 500 ngàn người, Malaysia khoảng 400 ngàn người, Thái Lan 30 ngàn người, và một số ít sống tại Pháp, Hoa Kỳ, Yunan (Trung Quốc).

Tiếng Chăm là ngôn ngữ thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian (Malay-đa đảo). Ở Việt Nam, tiếng Chăm rất gần gủi với nhóm ngôn ngữ như Raglai, Churu, Jarai và Ede. Người Chăm có chữ viết riêng, chữ viết Chăm cổ (akhar Hayap) được sử dụng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV và chữ viết akhar Thrah sử dụng từ thế kỷ XVI đến nay. Ngoài ra chữ Hán được tìm thấy trên các con dấu hay trên các văn kiện liên quan đến triều đình Nhà Nguyễn; chữ viết Arab hay chữ Jawi được người Chăm vùng Nam Bộ thường dùng để ghi giáo luật Islam giáo và văn hóa Islam giáo; ngày nay cộng đồng Chăm, đa số cán bộ, sinh viên và trí thức Chăm còn sử dụng chữ viết Rumi Chăm EFEO để phiên tự hay phiên âm cho các tác phẩm văn học cũng như sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Bài viết này nhằm giới thiệu và phân loại chữ viết Chăm, các kiểu chữ viết Chăm, phân tích sự hình thành và phát triển Rumi Chăm và hệ thống Rumi Chăm EFEO, đồng thời nhằm góp phần bảo tồn và phát huy chữ viết Chăm, chữ viết của nền văn minh dân tộc ở Đông Nam Á.

1). Đặc điểm tiếng nói

Người Chăm là một tộc người thuộc vương quốc Champa cổ, nay thuộc một trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiếng Chăm là ngôn ngữ của người Chăm ở Đông Nam Á thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian (Malay-đa đảo). Ở Việt Nam, tiếng Chăm rất gần gủi với một số tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ như: Raglai, Churu, Jarai và Ê-đê.

Ở Việt Nam, cộng đồng người Chăm định cư chủ yếu ở Ninh Thuận, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và Chăm Hroi (Bình Định, Phú Yên). Ở nước ngoài, cộng đồng người Chăm định cư chủ yếu ở Cambodia, Malaysia, ThaiLand, Hoa Kỳ, Pháp và Yunan (Trung Quốc).

Từ đặc điểm trên và địa bàn cư trú không đồng đều, cách biệt về mặt địa lý nên đã ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm lịch sử, văn hóa, tiếng nói của cộng đồng này. Nhìn chung tiếng nói của người Chăm có sự khác biệt tùy theo khu vực và vùng miền. Mỗi vùng miền có sử dụng một số đặc điểm và phương ngữ riêng do quá trình lịch sử và quá trình tiếp xúc các tộc người xung quanh. Trong quá trình giao lưu văn hóa giữa các tộc người, để truyền bá và trao đổi thông tin, người Chăm đã sáng tạo và sử dụng thêm một số ngôn ngữ khác như tiếng Phạn, Malay, Arap và Việt ngữ,…đã trở thành di sản tiếng nói của người chăm.

2). Đặc điểm chữ viết

Xem thêm|: Ăn no có nên đi ngủ ngay hay không? – Bệnh viện Hồng Ngọc

Theo tài liệu lịch sử Trung Quốc, Champa độc lập từ năm 192 sau công nguyên, cuối thế kỷ thứ 2 (R. Stein, 1947). Cũng theo các nhà nghiên cứu Tây Phương, người Chăm đã sử dụng một loại chữ viết khá sớm để tạc khắc chữ trên các bia đá. Chữ viết này có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ). Trong thời kỳ đầu, người Chăm chủ yếu dùng chữ Chăm cổ để khắc tiếng Phạn, dần dần người Chăm hoàn thiện chữ viết này sử dụng để khắc tiếng Chăm. Akhar Thrah là chữ viết phổ biến nhất và trở thành chữ viết chính thức của vương quốc Champa từ thế kỷ 17, ngoài được khắc trên Tháp Po Rome, chữ viết này còn được viết tay và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ ban giao quốc tế, hành chánh, tôn giáo, lịch sử, văn học Chăm,…Ngoài ra, người Chăm còn dùng chữ Hán được tìm thấy trên các con dấu hay trên các văn kiện liên quan đến triều đình Nhà Nguyễn. Song song thời kỳ này, người Chăm còn dùng chữ viết Ả Rập hay chữ Jawi Chăm để ghi kinh thánh của các bậc Chăm Awal như Po Acar, Katip, Imam,…Để bảo tồn, phổ biến cũng như hỗ trợ dạy và học chữ viết Chăm Thrah được thuận lợi, hiện nay cộng đồng Chăm, đa số cán bộ, sinh viên và trí thức Chăm đã sử dụng chữ viết Rumi Chăm EFEO để phiên tự hay phiên âm cho các tác phẩm văn học cũng như sử dụng trong giao tiếp hàng ngày.

2.1. Giai đoạn phát triển chữ viết Chăm

Căn cứ vào nhiều tư liệu về nguồn gốc lịch sử phát triển chữ viết, chữ viết Chăm có thể được chia thành ba giai đoạn chính như sau:

2.1.1. Thời kỳ chữ Chăm cổ đại (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XV): Giai đoạn này người Chăm sử dụng chữ Chăm cổ để tạc khắc chữ trên bia đá nên thường gọi là akhar Hayap. Akhar Hayap ở thời kỳ này có nguồn gốc từ chữ viết Devanagari (Ấn Độ). Chữ Chăm cổ được tìm thấy trên bia đá Võ Cạnh (nay xã Vĩnh Trung, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) vào thế kỷ thứ 2 (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969). Đây là chữ Chăm cổ xưa nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á nói Chung và Champa nói riêng. So với Mã Lai, các nhà khoa học đã tìm thấy tiếng Malay được khắc trên trên bia đá ở đảo Java vào thế kỷ thứ 7 (Casparis, 1956), Kampuja dùng chữ cổ để khắc tiếng Khme vào thế kỷ thứ 9 (Ian Nathaniel Lowman, 2011).. Trong khi tiếng Chăm đã xuất hiện trên trên bia ký Đồng Yên Châu (Trà Kiệu) vào thế kỉ thứ 4(Al-Ahmadi, 1988; Coedes, 1939; Lafont, 2011). Nội dung trên một số bia ký ở Champa cung cấp cho chúng ta nhiều thông tin có giá trị khoa học về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục và lễ nghi. Nội dung trên bia Võ Cạnh chủ yếu ghi bằng tiếng Phạn, trong khi nội dung trên bia Đồng Yên Châu ghi song ngữ cả tiếng Phạn lẫn tiếng Chăm.

2.1.2. Thời kỳ chữ Chăm trung đại (sau thế kỷ thứ XV): Đây là giai đoạn đánh dấu sự suy tàn của nền văn minh Ấn giáo ở Champa, cũng là giai đoạn mà tiếng Phạn không còn phát triển, mà thay vào đó các bậc tu sĩ Chăm Ahiér như Po Adhia, Basaih,…bắt đầu sử dụng akhar Thrah để ghi chép kinh kệ bằng tiếng Phạn hay tiếng Chăm. Đây cũng là thời kỳ chữ viết akhar Thrah đang hình thành, là giai đoạn chuyển biến từ chữ Chăm cổ (akhar Hayap) sang chữ Chăm truyền thống (akhar Thrah).

2.1.3. Thời kỳ chữ Chăm cận đại (từ thế kỷ XVII đến nay): Giai đoạn này người Chăm sử dụng chữ viết Akhar Thrah (tức là chữ Chăm truyền thống hay chữ Chăm phổ thông). Chữ viết akhar Thrah xuất hiện trên bia ký Po Rome (1627-1651) vào thế kỷ thứ XVII (Lafont, 2011). Đây là loại chữ viết được kế thừa từ chữ viết Chăm Cổ đại và chuyển biến trong giai đoạn thời kỳ Trung đại.

Akhar Thrah là chữ viết được sử dụng chính thức trên các văn bản hành chính quốc gia Champa từ năm 1702, trong các tác phẩm văn chương như: Akayet Inra Patra, Akayet Um Marup,… và chữ viết này được sử dụng rộng rãi đến ngày nay.

2.2. Một số chữ viết Chăm

2.2.1. Akhar Hayap (chữ viết trên bia đá)

Theo các nhà nghiên cứu Tây Phương chuyên về văn bản Chăm cổ, chữ viết Chăm cổ là loại chữ viết xuất hiện trên các bia đá Champa kể từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV. Chữ viết này được dùng để khắc trên các bia đá, tảng đá, trên các vách núi, v.v., nên người Chăm thường gọi là akhar Hayap (hay akhar Tapaoh).

Định nghĩa

• Hayap trong tiếng Chăm có nhiều nghĩa: a). mặt bằng phẳng – batuw hayap “tảng đá bằng phẳn; b). tượng, bia đá – Hayap Bia Ut “tượng Bia Ut”; Hayap Po Kaong Garai “bia Po Klaong Garai”; c). tạc, đục, khắc – hayap di ngaok batuw “khắc trên mặt đá”.

Xem thêm|: Vinpearl land nam hội an có các hoạt động gì?

• Tapaoh (< paoh): tạc, đục, đẻo.

Từ định nghĩa trên, akhar Hayap có nghĩa là chữ viết được khắc trên đá, bia đá, tảng đá, vách núi,…còn Tapaoh chỉ là kỷ thuật mang tính chất tạc, khắc, đục đẻo,…

Do đó, khi đề cập đến chữ Chăm cổ, thì người Chăm ám chỉ đến chữ viết Chăm xuất hiện trên các bia đá ở Champa kể từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV (G. Coedes, 1939; Filliozat Jean, 1969) chữ viết này thường gọi là akhar Hayap.

Akhar Hayap (Chữ Chăm cổ) là một loại chữ viết có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ), chữ viết này xuất hiện khá sớm trên bia đá Võ Cạnh ở Champa vào thế kỷ thứ 2 (Coedes, 1940; Filliozat, 1969). Trong thời kỳ đầu Chữ Chăm cổ chủ yếu dùng để tạc, khắc kinh kệ Phạn ngữ (tiếng Phạn), do đó số lượng ký tự chữ Chăm cổ hoàn toàn phụ hợp để khắc Phạn ngữ, xem akhar Hayap trên bia Võ Cạnh ở Hình 1.

Hình 1. Akhar Hayap trên bia Võ Cạnh

Nội dung trên bia Võ Cạnh (Filliozat, 1969)

6. – – – – – – – – – -/ – – – prajāṇn̄ṅ karuṇ xxx

7. – – – – – – – – – – / xx sth(i)to x prathama vijayāya (vādau cai) – –

8. – – – ve śukladivasa (sya) / x (pau)rṇṇam(ā)syām ajñāpitaṃ sadasi

[rāja(va)re(ṇa)

9. – – – ta(ddh)ottrair nnu rājaśatav [ā] / gamṛtam pibantu śrīmārarãja-

[kulava(ṅśa) x

Xem thêm|: Khám phá các điểm du lịch Việt qua môn học “Địa lý Du lịch Việt Nam”

10. – – [bhū]ṣaṇena śrīmāra (pautra) / (ta)nayākulanandanena ajñā –

[ pitaṃ svajanasaṃ(ja)

11. – – x maddhye vākyaṃ prajāhi / takaraṃ kariṇor vvareṇa lokasyāsya

[ gatāgatiṃ vi

12. – tā siṅhāsanāddhyāsinā / ḥ putre bhrātari tantuk [e] svasamīkara-

[ṇachandenāṃ

13. – x ptṛṣu yat kiñc[i]d rajataṃ su/varṇṇam ap(i) vā sasthāvarañ

[jangamam koṣṭhāgārakax

14. – taṃ priyahite sarvvaṃ visṛ/ṣ[ṭa]ṃ mayā tad etam mayānujñātaṃ

[ bhaviṣyair api rā(ja)

15. – x r anumantavyaṃ xxx / x viditam astu ca me bhṛttyasya vīrasya

Đến thế kỷ thứ 4, Champa bắt đầu sử dụng chữ Chăm cổ để ghi tiếng Chăm cổ (tiếng mẹ đẻ). Tiếng Chăm cổ xuất hiện trên bia ký Đông Yên Châu vào thế kỷ thứ 4 (Coedes, 1939; Al-Ahmadi, 1988). Từ giai đoạn này trở đi trên bia ký Champa thường khắc song ngữ phần đầu là tiếng Phạn và phần cuối là tiếng Chăm. Xem nội dung bia đá Đồng Yên Châu ở Hình 2.

Top 5 chữ chăm cổ tổng hợp bởi Blog Du lịch

Chữ viết của người Chăm

  • Tác giả: daibieunhandan.vn
  • Ngày đăng: 09/21/2022
  • Đánh giá: 4.67 (354 vote)
  • Tóm tắt: Chămpa là dân tộc có chữ viết sớm nhất Đông Nam Á. Theo các nghiên cứu về văn bia cổ, ngay từ thế kỷ thứ IV người Chăm đã có chữ viết của mình.
  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Xưa nay, chúng ta biết đến sự đặc sắc của văn hóa Chăm qua các điệu múa của vũ nữ Apsara, sự độc đáo của lễ hội Rija Nưgar, Katê hay sự bí ẩn của các ngôi tháp cổ. Tuy nhiên, nền văn minh Chămpa xưa còn là ngôn ngữ Chăm và nền văn học viết có từ rất …

Cần phát huy giá trị riêng có của chữ viết Chăm – VOV Du lịch

  • Tác giả: truyenhinhdulich.vn
  • Ngày đăng: 08/04/2022
  • Đánh giá: 4.55 (383 vote)
  • Tóm tắt: Tiếng Chăm có 65 ký hiệu và 24 chân ngữ bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo của Ấn Độ. Chữ viết Chăm cũng không ngừng hoàn thiện và phát triển để ghi …

Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào

  • Tác giả: vietjack.me
  • Ngày đăng: 08/22/2022
  • Đánh giá: 4.25 (495 vote)
  • Tóm tắt: Giải SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức Bài 11: Một số nền văn minh có trên đất nước Việt Nam. Câu 8 trang 62 SBT Lịch sử 10. Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ …

Chữ Chăm cổ được tạo ra trên cơ sở chữ nào?

  • Tác giả: vungoi.vn
  • Ngày đăng: 09/04/2022
  • Đánh giá: 4 (455 vote)
  • Tóm tắt: Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều).

Chữ Chăm cổ của người Chăm-pa được sáng tạo trên cơ sở chữ nào?

  • Tác giả: tailieumoi.vn
  • Ngày đăng: 10/28/2022
  • Đánh giá: 3.84 (289 vote)
  • Tóm tắt: Trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn Độ, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình – chữ Chăm cổ. (SGK – Trang 101) …

Related Posts

Danh sách 6 sợi bánh đa mới nhất năm nay

Danh sách 6 sợi bánh đa mới nhất năm nay

Dưới đây là danh sách sợi bánh đa Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Danh sách 3 bún bò huế o hà hay nhất

Danh sách 3 bún bò huế o hà hay nhất

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về bún bò huế o hà Chúng ta cùng bắt đầu nào

Danh sách 4 cần thơ đi sài gòn mới nhất năm nay

Danh sách 4 cần thơ đi sài gòn mới nhất năm nay

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cần thơ đi sài gòn Chúng ta cùng bắt đầu nào

Top 6 sản xuất tự cấp tự túc là gì hay nhất được cập nhật

Top 6 sản xuất tự cấp tự túc là gì hay nhất được cập nhật

Duới đây là các thông tin và kiến thức về sản xuất tự cấp tự túc là gì Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Tổng hợp 3 khách sạn hoàng gia thái bình hay nhất

Tổng hợp 3 khách sạn hoàng gia thái bình hay nhất

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về khách sạn hoàng gia thái bình Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Tổng hợp 5 chùa linh long hay nhất được cập nhật

Tổng hợp 5 chùa linh long hay nhất được cập nhật

Dưới đây là danh sách chùa linh long Chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích

sesoopen.com