Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cò ruồi Chúng ta cùng bắt đầu nào
Cò ruồi
Sau bão, lũ trẻ kéo nhau ra bãi biển tìm nhặt đồ trôi dạt. Cò Bé bắt được một con cò ruồi non ẩn nấp trong hang cua. Một bên cánh nó bị gẫy xõa ra, chắc là do gió bão.
Cò ruồi đói lả, bẹp dúm, thoi thóp sắp chết. Thương nó, Cò Bé lao xuống bãi bồi. Một lúc đã mang lên một vốc tôm cua bấy. Nó vạch mỏ cò ruồi, tọng tôm cua vào. Cò ruồi vươn cổ ngắc ngứ. Nhưng cho bao nhiêu nó cũng nuốt hết.
Bọn trẻ bảo: Cò Bé cho ăn rồi kệ, mặc nó ở chân đê. Nuôi cò ruồi đen lắm. Đừng mang về nhà. Nó không nghe. Cứ mang về nhưng giấu bố mẹ. Xích cò ruồi ở cành duối già ngoài ngõ.
Vài tháng sau, cò ruồi đã tung tăng khắp nhà bắt ruồi bắt dán đuổi gà. Một bên cánh gẫy nó không bay được. Chân cao lêu đêu nên đi lại nhanh nhẹn mau mắn.
Một hôm, Cò Bé theo bọn trẻ đi thả trâu. Nhân tiện mang theo cò ruồi. Được thả rông, tha hồ chạy nhảy, cò ruồi khoái chí lắm. Nó chạy dọc sườn đê biển đuổi bắt cào cào, ếch nhái. Chân dài, mỏ nhọn, nên chẳng con mồi nào thoát chết.
Cò Bé nằm dài trên thảm miên hương đỏ ngắm đàn trâu béo tròn nhẩn nha gặm cỏ. Bỗng từ trên trời vang rền tiếng kêu kíu kíu của một đàn cò trắng hàng trăm con bay về phía biển.
Nghe tiếng kêu, cò ruồi dựng đứng cổ nhìn theo. Nó chạy đà, vỗ cánh bay lên mấy lần nhưng cánh gẫy mất thăng bằng, ngã dúi dụi. Cò Bé giật mình ngồi dậy. Đàn cò trắng dần xa.
Bỗng dưng cò ruồi chạy thục mạng dọc đê biển hướng theo đàn cò trắng. Cò Bé muốn gọi cò ruồi nhưng cò ruồi không có tên. Bất giác nó đuổi theo cò ruồi. Khi gần bắt được thì cò ruồi ngoái cổ mổ Cò Bé. Mắt nó long sòng sọc, trắng dã, hung dữ lạ thường.
Xem thêm|: Huế cách Đà Nẵng bao nhiêu km? Nên di chuyển bằng phương tiện
Thừa cơ Cò Bé bối rối, cò ruồi lao vút xuống bãi bồi. Rồi nó chui tọt vào rừng sú vẹt lầy lội um tùm. Rừng sú vẹt bạt ngàn rậm rạp mà trời chiều nhá nhem. Nếu theo cò ruồi vào rừng sú vẹt, đêm tối sẽ không tìm được đường ra.
Cò Bé ngồi phệt xuống vệ đê nước mắt tràn ra. Lũ bạn lo lắng gọi: Cò Bé, Cò Bé, về thôi, trời tối rồi. Nước mắt lưng tròng vừa thương vừa giận cò ruồi. Cò Bé thập thững theo bọn trẻ trâu về làng…
Chuyện của Cò Mắm
Hôm ấy, học bài “Người nông dân và con gấu”. Không biết có chuyện gì, thầy Thỏn phấn chấn lắm. Thầy hỏi: Lớp mình đã có ai gặp gấu chưa. Thấy Cò Mắm ngọ ngậy. Thầy hỏi: Anh Mắm sao? Mắm đứng dậy đảo mắt nhìn cả lớp rụt rè: Em thưa thầy rồi ạ. Thầy Thỏn rung rinh mái tóc xù nghệ sĩ, trề giọng: Cả lớp thấy chưa, anh Mắm gặp gấu rồi đấy.
Nghe thế, cả lớp chết lặng. Cò Mắm chưa bao giờ ra khỏi làng, gặp gấu ở đâu. Thầy nói: Anh Mắm ạ, gấu chứ không phải chó đâu, anh hiểu không. Cò Mắm nhanh nhảu: Vâng ạ. Thầy hỏi: Anh gặp ở đâu thế, nói cho lớp nghe nào. Dừng lời, thầy nhìn khắp lớp ý chừng khoái chí lắm.
Ai cũng cúi mặt. Cò Mắm run run: Em thưa thầy. Vườn nhà em nhiều gấu lắm ạ. Thầy Thỏn cười tươi trề giọng: Các bạn thấy chưa, vườn nhà anh Mắm nhiều gấu lắm ha ha ha ha.
Cả lớp khiếp chết run. Thầy Thỏn xuống tận bàn Cò Mắm. Nhe hàm răng trắng như vôi hỏi: Anh nói cho lớp nghe gấu vườn nhà anh thế nào? Cò Mắm láu táu: Em thưa thầy vườn nhà em gấu tốt lắm ạ. Thầy Thỏn kháy: Gấu gì mà tốt thế anh Mắm. Cò Mắm rụt rè: Em thưa thầy vườn nhà em toàn cỏ gấu xanh um ạ. Thầy Thỏn ngớ người: Ơ ơ…
Trâu mộng
Xem thêm|: Bảng giá Haidilao: 5+ Kinh nghiệm giúp tiết kiệm chi phí
Ông nội được làng giao cho nuôi một con trâu mộng. Nó là một con trâu to lớn lừng lững khác thường. Cổ vại. Ức nhô. Lưng thẳng. Mông nở. Bụng thon. Sừng cong. Tai to. Mắt vằn đỏ. Nghe nói, nó vốn là một con nghé được mang về từ miền rừng để nuôi làm trâu giống.
Được chọn làm trâu giống nên trâu mộng không bị hoạn. Là trâu đầu đàn nên bao giờ nó cũng rất hung hăng, ngỗ ngược. Một mình nó cai quản cả đàn trâu cái hơn một trăm con cùng mấy chục con trâu đực đã thiến của làng.
Trâu mộng rất hay la cà đến các đàn trâu của các làng khác cùng chăn thả trên bãi biển. Những khi ấy nó thường đánh nhau chí mạng với con đực của những đàn trâu này. Bao giờ nó cũng đánh cho những con trâu đực kia chạy bán sống bán chết.
Cò Bé hay được cô cho theo đi chăn trâu. Nói là đi chăn trâu nhưng có chăn dắt gì đâu. Buổi sáng hai cô cháu cùng bọn trẻ chăn trâu cưỡi trâu ra ngoài bãi biển thả. Buổi chiều lại cùng nhau cưỡi trâu về làng.
Cưỡi trâu mộng oai lắm vì nó là con đầu đàn nên hùng dũng đi đầu. Lốc nhốc lũ lượt theo sau nó là gần hai trăm con trâu béo mập, đen bóng. Lũ trẻ trâu nhìn cô cháu Cò Bé cưỡi trâu mộng ai cũng thèm thuồng. Những khi ấy, Cò Bé thấy mình như một vị tướng oai phong lẫm liệt vô cùng.
Rồi một buổi tối, bỗng dưng có mấy người cán bộ đến nhà. Họ nói chuyện gì đó rất nghiêm trọng với ông nội. Khi họ sắp đi ông bảo cô ra chuồng dắt trâu mộng ra cho họ. Rồi một người trong nhóm cầm thừng dắt trâu mộng đi. Trâu mộng ì ra, trợn mắt, vươn cổ kháng cự. Nhưng ông nội vỗ vỗ vào mông nó và nó ngoan ngoãn bước đi.
Trời tối đen như mực nhưng Cò Bé và cô cứ đi theo trâu mộng mãi. Vừa đi vừa khóc.
Xem thêm|: Mùng 7 Tết theo phong thủy có tốt không, làm sao để chọn ngày tốt
Cá trê
Ông ngoại quanh năm đặt một chiếc đó lớn chắn ngang con mương nhỏ chảy phía trước nhà.
Đêm qua mưa to, nước mương chảy xiết. Đến gần trưa, ông mới đổ đó. Chiếc giỏ đó rất nặng. Cò Bé phải giúp ông một tay mới khiêng về sân được.
Ông đổ giỏ ra nong lớn. Tôm cá rạm rốc đủ loại tạp nham lồm cồm láo nháo nhảy loạn xạ. Trong đó cá trê là nhiều nhất, toàn con lớn. Con nào cũng mũm mĩm, vàng ươn, béo ngậy.
Ông chọn những con cá chép cá diếc cá vền để nhà ăn. Những con cá nhỏ, ông thả xuống ao. Còn lại ông dồn vào một cái thúng to để bà ngoại mang ra chợ chiều.
Thấy Cò Bé cứ chăm chắm nhìn đám cá trê béo ngậy, thèm thuồng. Ông nói chả ai ăn cá trê đâu. Mang bán cho người ta nuôi lợn Cò ạ.
Khi về nhà, Cò Bé hỏi mẹ sao ông ngoại bảo chả ai ăn cá trê. Mẹ nói: Cá trê rúc mả. Nó nghệt mặt không hiểu. Mẹ giải thích: Ông hay theo người làng đi bốc mộ, ông bảo trong quan tài có rất nhiều cá trê rúc trong đống xương người. Con nào con nấy đều béo vàng.
Thảo nào chưa bao giờ mẹ nấu món cá trê…/.