Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về đền thánh mẫu Chúng ta cùng bắt đầu nào
Phát huy nguồn lực để bảo tồn và gìn giử truyền thống ngôi đền, nhiều năm lại nay chính quyền xã Xuân Lam đã phát huy mọi khả năng “nội lực” có được để biến nơi đây thành một điểm du lịch lí tưởng của địa phương để phục vụ người dân địa phương và du khách.
Mỗi khi đến ngày giỗ lễ, người dân địa phương còn mang những vật nông sản lên bán cho các du khác.
Với những nổ lực từ chính quyền địa phương, năm 2005, đền thờ Thánh Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh.
Lịch sử ngôi đền được hình thành trên những “mốc son” hào quang nhưng thăng trầm của dân tộc đậm chất của một người phụ nữ “khí tiết” vì nghĩa, vì dân và không ít yếu tố truyền thuyết. Năm 1425, LêLợi cùng nghĩa quân vây thành Nghệ An,tiến đánh thành Trào Khẩu. Quân doanh của Lê Lợi tạm đóng cạnh đền thờ thần Phổ Hộ bên bờ sông Lam thuộc làng Trào Khẩu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Các hoạt động tín ngưỡng của ngôi đền.
Xem thêm|: Khám phá 5 địa điểm mặt trời không bao giờ lặn trên thế giới
Đêm hôm đó, Lê Lợi chiêm bao thấy một vị thần báo mộng rằng: “Tướng quân hãy nhường cho ta một người thiếp, ta hứa phù hộ tướng quân đánh thắng giặc, giữ vững nghiệp đế”.
Sáng hôm sau, Lê Lợi cho gọi các bà vợ của mình đến hỏi rằng: “Trong số các phi có ai chịu đi làm vợThuỷ Thần không?Sau này khi thống nhất sơn hà, ta sẽ lập con của phi đó làm thiên tử”.Các bà phi đều im lặng, không nói gì. Chỉ có bà Ngọc Trần khẳng khái quỳ thưa: “Nếu vì sự nghiệp lớn của Minh Công thì thiếp tự nguyện xả thân, ngày sau xin Minh Công giữ lời hứa, chớ phụ con thiếp”.
Nhà vua thương cảm, khen ngợi trước các bà vợ và cận thần, hứa sẽ giữ đúng lời.Sau đó, Lê Lợi truyền cho lập đàn làm lễ tế thần nhằm vào ngày 24 tháng 3 năm Ất Tỵ(1425). Lúc này, Nguyên Long con trai của bà Ngọc Trần vừa mới lên ba.
Gạt nước mắt trao con cho người hầu, rồi bà đứng lên làm vật tế thần. Một trận cuồng phong nổi lên bà đã tự nguyện gieo mình xuống dòng sông Rum (sông Lam) hiến thân cho Thuỷ Thần, hy sinh tính mạng vì dân, vì nước.Thi hài của bà được quàn tại núi Na, làng Quả Phẩm.
Các hoạt động tín ngưỡng của ngôi đền.
Xem thêm|: Tinh dầu tràm Huế nguyên chất – Lá quê
Sau khi bà Ngọc Trần hiến thân cho Thuỷ Thần, nghĩa quân của Lê Lợi liên tiếp dành thắng lợi, đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giang sơn thu về một mối. Sau khi bình định được thiên hạ, Lê Lợi lên ngôi vua ông đã cho đưa thi hài bà Ngọc Trần về quê Thanh Hoá để an táng.
Trên đường đi đến làng Thịnh Mỹ thì trời đã tối không kịp qua sông, phải đặt linh cữu ở đây qua đêm.Sáng hôm sau mọi người ngạc nhiên vì một chuyện kỳ lạ, đó là nơi đặt linh cữu của bà Ngọc Trần, mối đã đùn thành một đống đất cao như một nấm mồ.Mọi người đều nghĩ về sự hiển linh của bà, đó là bà muốn an nghỉ tại đây. Lê Lợi truyền cho lập điện hiến nhân tại núi Na, làng Quả Phẩm, nay là xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Ngôi đền được xây theo kiểu kiến trúc “Tiền Miếu hậu Am”. Năm Kỷ Dậu (1429), nhà vua cử quận vương Tư Tề là con trưởng đã lớn làm quốc vương tạm coi việc nước.
Theo truyền thuyết, một hôm giữa trưa đang ngủ, vua thấy bà Ngọc Trần hiện về báo mộng, trách cứ vua phụ bạc, đã quên công lao của bà. Vua tỉnh dậy, bồi hồi xúc cảm truyền ngay cho cận thần ra chiếu chỉlập Nguyên Long làm Hoàng Thái Tử, phế Tư Tề xuống làm Quận vương (trong thời gian này Tư Tề mắc chứng cuồng giết bừa các tỳ thiếp).
Đến năm 1433, Lê Lợi (Thái Tổ) qua đời, Lê Nguyên Long lên ngôi(tức Thái Tông). Ông đã nhiều lần truy tôn bà Phạm Thị NgọcTrần với các danh hiệu cao quý: Năm Giáp Dần (1434),truy tôn bà làm Cung Từ Quốc Thái Mẫu: Tháng 2 năm Đinh Tỵ (1437), truy tôn bà làm Hoàng Thái Hậu.
Xem thêm|: Chùa Giác Linh – DU LỊCH TRÀ VINH
Đến đời vua Tự Đức năm 1880, đền thờ được trùng tu tôn tạo,ở trên thượng cửa đền chạm trổ Long, Phượng và còn nguyên bản dòng chữ “Tự Đức Canh Thìn niên cúc nguyệt” (Mùa thu năm Canh Thìn dưới thời vua Tự Đức).
Với sự đóng góp của nhân dân, con em làm ăn sinh sống trên mọi miền tổ quốc, các doanh nghiệp, các đệ tử, các nhà hảo tâm, di tích ngày càng được khang trang, từng bước đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, tâm linh của nhân dân và khách thập phương.
Hàng năm, vào ngày 24 tháng 3 âm lịch, chính quyền địa phương, Ban quản lý di tích đã tổ chức lễ hội với các hoạt động văn hoá tâm linh tại Núi Na để tưởng niệm Thánh Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần, người đã có công lớn vì dân, vì nước. Cầu mong cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cầu cho Quốc thái an dân, cầu cho dân khang, vật thịnh.Vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm đền Đức Mẹ có hàng ngàn lượt khách đến mỗi ngày. Đăc biệt vào ngày mồng 1, 2, 3 Tết, thời gian từ 10h đến 16h nơi đây sễ có lượng khách đông nhất. Nhiều người đi lễ đền Đức Mẹ đầu năm cầu mong sự may mắn, bình an sẽ đến với gia đình và người thân. Bên cạnh cầu may mắn, đi lễ đền Thánh Mẫu Phạm Thị Ngọc Trần để cầu tài lộc cũng là mục đích của nhiều du khách khi đến nơi đây.
Hiện nay qua bao “sự biến thiên” của lịch sử, ngôi đền đã có sự hư hại, xuống cấp nghiêm trọng dù chính quyền địa phương và nhân dân trong vùng đã dốc hết công sức để trùng tu tôn tạo.
Bắc Hạnh