Giới thiệu khái quát thành phố Đà Nẵng – Địa Lý Việt Nam

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về địa hình đà nẵng Chúng ta cùng bắt đầu nào

1.Vị trí địa lý: Đà Nẵng nằm ở 15o5520’ đến 16o14’10’ vĩ tuyến bắc, 107o18’30” đến 108o20’00” kinh tuyến đông, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Với vị trí trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào. Các trung tâm kinh doanh – thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000km từ thành phố Đà Nẵng.

2.Khí hậu:

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 1-9, mùa mưa từ tháng 10-12. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC , cao nhất là vào tháng 6, 7, 8 trung bình từ 28oC-30oC, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2 trung bình từ 18-23oC, thỉnh thoảng có những đợt rét đậm nhưng không kéo dài.

Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%, cao nhất là tháng 10, 11 trung bình 85,67% -87,67%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình từ 76,67% – 77,33%.

3.Đặc điểm địa hình:

Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là đèo Hải Vân với nhữngdãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 – 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.

4.Dân số:

Theo số liệu của UBND thành phố Đà Nẵng, năm 2008, dân số thành phố Đà Nẵng là 876.545 người. Với diện tích tự nhiên 1.283,42 km2, mật độ dân số là 628,58người/km2.

Xem thêm|: Kỷ niệm 120 năm thành lập Trường THPT chuyên Quốc học Huế

5.Tài nguyên thiên nhiên:

  1. Tài nguyên đất

Thành phố Đà Nẵng có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng… Trong đó, quan trọng là nhóm đất phù sa ở vùng đồng bằng ven biển thích hợp với thâm canh lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng ở vùng đồi núi thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và có kết cấu vững chắc thuận lợi cho việc bố trí các cơ sở công trình hạ tầng kỹ thuật.

Trong 1.255,53 km2 diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm nghiệp: 514,21 km2; đất nông nghiệp: 117,22 km2; đất chuyên dùng (sử dụng cho mục đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự…): 385,69 km2; đất ở: 30,79 km2 và đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km2.

  1. Tài nguyên nước

Biển, bờ biển:

Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu có công suất lớn.

Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)… với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.

Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến hành thăm dò dầu khí, chất đốt…

Sông ngòi, ao hồ:

Xem thêm|: Một ngày ở Nông Trang Xanh Củ Chi, Sài Gòn (Green Noen) – Vntrip

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km2). Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc…Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tôm sú và tôm hùm.

  1. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha; rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.

Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.

Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu Văn hoá lịch sử môi trường Nam Hải Vân.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà:

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bà Nà

Tổng diện tích tự nhiên là 8.838 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 8.800 ha bao gồm đất có rừng: 6.942 ha (rừng tự nhiên 5.976 ha, rừng trồng 966 ha), đất chưa có rừng 1.858 ha.

Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải dài từ biển Đông đến biên giới Việt – Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà – Núi Chúa có kết cấu thành loài đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn. Ngoài ra, đây còn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dòng sông, đóng vai trò đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, điều hòa khí hậu, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.

Xem thêm|: Ngoc Nguyen Anh Da Lat, Đà Lạt – Booking.com

Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân:

Tổng diện tích tự nhiên là 10.850 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp 9.764 ha (rừng tự nhiên 2.993,4 ha, rừng trồng 2.565,4 ha), đất chưa có rừng là 4.205ha).

Rừng đặc dụng Nam Hải Vân tiếp giáp với vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên – Huế) và Bà Nà – Núi Chúa, cùng tạo ra một hành lang đủ lớn để bảo tồn và phát triển các loài động vật rừng có nguy cơ tuyệt chủng. Về mặt môi trường, Hải vân tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu, thời tiết giữa hai sườn phía Nam (Đà Nẵng) và phía Bắc (Thừa Thiên – Huế), che chắn thành phố Đà Nẵng giảm bớt sự tác động trực tiếp của gió bão hàng năm, đồng thời điều tiết mức độ nhiễm mặn của sông Cu Đê. Hải Vân còn có giá trị lớn về mặt văn hóa, lịch sử: đây là nơi ghi dấu ấn lịch sử Nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt và có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà:

Tổng diện tích tự nhiên là 4.439 ha, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 4.180 ha, trong đó đất có rừng là 3.431 ha (rừng tự nhiên 2.806 ha, rừng trồng 625 ha), đất chưa có rừng 748 ha.

Đây là khu bảo tồn thiên nhiên vừa có hệ sinh thái đất ướt ven biển vừa có thảm rừng nhiệt đới mưa ẩm nguyên sinh. Nguồn gen thực vật nhiệt đới của Sơn Trà rất đa dạng, phong phú với số lượng cá thể lớn có khả năng cung cấp giống cây bản địa phục vụ trồng rừng như: Chò chai, Dẻ cau, Dầu lá bóng… Điều đặc biệt là Sơn Trà còn có những loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, trong đó Voọc vá có thể được xem là loài thú sinh trưởng đặc hữu của Đông Dương cần được bảo vệ. Mặt khác Sơn Trà còn là nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố vàa là nơi có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử nên rất có giá trị về du lịch. Ngoài ra, Sơn Trà còn là bức bình phong che chắn gió bão cho thành phố.

  1. Tài nguyên khoáng sản

Đà Nẵng là nơi tập trung trữ lượng lớn đá và cát. Đá hoa cương có ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác. Đá xây dựng là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,3-0,5m, trữ lượng khoảng 500.000m3.

Cát trắng tập trung ở Nam Ô với trữ lượng khoảng 5 triệu m3. Cát, cuội sỏi xây dựng có ở lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.

Ngoài ra còn có các loại khác như đất sét, trữ lượng khoảng 38 triệu m3; nước khoáng ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m3/ngày; đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

Related Posts

Danh sách 6 sợi bánh đa mới nhất năm nay

Danh sách 6 sợi bánh đa mới nhất năm nay

Dưới đây là danh sách sợi bánh đa Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Danh sách 3 bún bò huế o hà hay nhất

Danh sách 3 bún bò huế o hà hay nhất

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về bún bò huế o hà Chúng ta cùng bắt đầu nào

Danh sách 4 cần thơ đi sài gòn mới nhất năm nay

Danh sách 4 cần thơ đi sài gòn mới nhất năm nay

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cần thơ đi sài gòn Chúng ta cùng bắt đầu nào

Top 6 sản xuất tự cấp tự túc là gì hay nhất được cập nhật

Top 6 sản xuất tự cấp tự túc là gì hay nhất được cập nhật

Duới đây là các thông tin và kiến thức về sản xuất tự cấp tự túc là gì Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Tổng hợp 3 khách sạn hoàng gia thái bình hay nhất

Tổng hợp 3 khách sạn hoàng gia thái bình hay nhất

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về khách sạn hoàng gia thái bình Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Tổng hợp 5 chùa linh long hay nhất được cập nhật

Tổng hợp 5 chùa linh long hay nhất được cập nhật

Dưới đây là danh sách chùa linh long Chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích

sesoopen.com