Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về khu di tích lịch sử kim liên Chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích
Từ thành phố Vinh đi theo đường 49 đến cây số 13, rẽ vào con đường đất đỏ rợp bóng bạch đàn và phi lao là đến làng Sen. Hồ sen tỏa bóng, cánh sen hồng trong nắng, mùi sen lẫn vào trong gió quất quýt lối vào. Toàn bộ khu di tích gồm 4 cụm chính:
Cụm di tích quê nội (làng Sen), gồm nhà cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc do nhân dân làng Sen xây dựng, để mừng cụ đỗ phó bảng. Du khách được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật có giá trị lịch sử như bộ phản gỗ, chiếc giường, rương đựng lương thực,… Nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm – nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc và gia đình ở nhiều năm; tham quan nhà thờ họ Nguyễn Sinh kết cấu chủ yếu bằng gỗ và nhà cụ cử nhân Vương Thúc Qúy. Tìm hiểu Lò rèn cố Điền – nơi Bác thường đến chơi khi còn nhỏ, giếng Cốc, núi Chung – nơi chăn trâu, thả diều; hay ghé thăm đền làng Sen – nơi Bác làm việc với Đảng Uỷ và sân vận động làng Sen.
Chuyển sang cụm di tích khu quê ngoại (làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa), tham quan nhà cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – ngôi nhà ba gian, mái lợp lá, xung quanh che phên; ngôi nhà tranh của cụ Hoàng Xuân Đường – nơi vun đắp tình cảm của ông ngoại, bà ngoại và gia đình dành cho Bác; hay lang thang quanh nhà thờ chi họ Hoàng Xuân chủ yếu bằng gỗ, mái lợp ngói.
Trên địa bàn xã Nam Giang, du khách còn được viếng thăm khu mộ bà Hoàng Thị Loan – mẫu thân Bác được ốp đá hoa cương, bên trên che mái dốc, tọa lạc trên lưng chừng ngọn núi Đông Trạch, thuộc dãy núi Đại Huệ. Và mộ cụ Hà Thị Thy – bà nội Bác được ốp đá Granit nâu sẫm.
Nằm trong khu di tích Kim Liên quê Bác Hồ, còn có khu trưng bày và nhà tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi đây bổ sung thêm cho khu di tích lịch sử Kim Liên hoàn thiện mô hình Di tích – bảo tàng – tưởng niệm. Toàn bộ phòng trưng bày tiểu sử của Bác gắn liền với tình cảm của đồng bào, đồng chí trong nước và bạn bè quốc tế.
Chiếc võng, chiếc giường gỗ của Bác hay nằm thời niên thiếu ở quê ngoại vẫn như còn hơi ấm người năm xưa.
Đặc biệt, năm 2015 vừa rồi Nam Đàn triển khai trình diễn dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh tại khu di tích Kim Liên vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần nên du khách khi đến thăm sẽ được dịp xem và tham gia vào các chương trình văn nghệ. Đồng thời tham gia lễ hội “Liên hoan tiếng hát làng Sen” do quê Bác khai mở để gặp gỡ, giao lưu với nhau.
Ảnh: Internet
Tài liệu: tổng hợp
Top 3 khu di tích lịch sử kim liên tổng hợp bởi Blog Du lịch
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên phát huy giá trị di sản
- Tác giả: baotanghochiminh.vn
- Ngày đăng: 04/07/2022
- Đánh giá: 4.85 (739 vote)
- Tóm tắt: Khu di tích Kim Liên nằm trên địa bàn các xã Kim Liên, Nam Giang thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 15 km theo quốc lộ 49 (nay là quốc …
Khu di tích Kim Liên – Quê Bác Hồ
- Tác giả: vamvo.com
- Ngày đăng: 02/08/2023
- Đánh giá: 4.7 (328 vote)
- Tóm tắt: Cụm di tích quê nội Bác Hồ tại làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn · Cụm di tích quê ngoại Bác Hồ tại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên · Di tích Mộ bà Hoàng Thị Loan và cụ …
Khu Di tích lịch sử Kim Liên
- Tác giả: bqllang.gov.vn
- Ngày đăng: 05/02/2022
- Đánh giá: 4.27 (233 vote)
- Tóm tắt: Khu Di tích Kim Liên được thành lập năm 1956 là Khu Di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An thuộc …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Ngày 05/6/1911, Người đã lên tàu La-tút-sơ Tê-rê-vin bôn ba khắp năm châu bốn bể, đi nhiều nơi, ở nhiều nước, làm nhiều nghề nhưng trong lòng của Người luôn đau đáu về quê hương đất nước mong muốn tìm ra con đường đấu tranh giành độc lập cho dân …