Duới đây là các thông tin và kiến thức về Nghinh lương đình Chúng ta cùng tìm hiểu nhé
Ở Huế có 2 di tích kiến trúc mang tên Nghinh Lương, (nghĩa đen là hóng mát): một quán và một đình, Nghinh Lương quán nằm bên bờ hồ Trùng Minh ở Lăng Minh Mạng. Nghinh Lương Đình nằm bên bờ bắc sông Hương trước mặt Phu Văn Lâu.
Căn cứ vào một bức tranh do nội các tiều Nguyễn vẽ vào năm 1844 dưới thời Thiệu Trị, chúng ta thấy bấy giờ ở địa điểm này chưa có ngôi nhà hóng mát nào cả, mà ở trước Phu Văn Lâu chỉ có một chiếc cầu để thuyền ngự cập bến, gọi là “Ngự kiều”.
Theo sử sách triều Nguyễn, vào năm 1852, vua Tự Đức mới cho xây dựng tại đây, ở mép bờ sông ngay trước mặt Phu Văn Lâu một ngôi nhà gọi là “Lương Tạ”, nửa trên bộ, nửa trên mặt nước, để nhà vua thỉnh thoảng ra hóng mát.
Năm 1903, dưới thời Thành Thái triều đình cho nâng cấp kiến trúc nhà Lương Tạ. Nhưng có lẽ nó cũng đã bị cơn bão năm Thìn (1904) tàn phá nặng nề như Phu Văn Lâu và nhiều công trình kiến trúc khác ở Huế bấy giờ.
Đến năm 1918, vua Khải Định cho xây dựng lại tại đây một ngôi nhà và một bến thuyền nối liền nhau. Ngôi nhà vẫn mang chức năng cũ, nhưng được đặt một cái tên mới Nghinh Lương Đình. Hiện nay chúng ta có thể đọc được tên công trình và thời điểm xây dựng ở một bức hoành bằng gỗ sơn son thiếp vàng còn treo tại chỗ, mặt hướng ra phía sông Hương (Nghinh Lương Đình; Khải Định tam niên nhị nguyệt cát nhật kiến tạo).
Nằm ở sát bờ sông, ngôi nhà này năng bị ngập lụt, dường như năm nào nó cũng lâm vào tình trạng ấy, bộ sườn nhà làm bằng gỗ, cho nên công trình dễ bị xuống cấp. Nghinh Lương Đình đã được trùng tu khá nhiều lần, mà lần gần đây nhất là năm 1994, cùng một đợt với việc tu sửa Phu Văn Lâu và việc lát gạch đúc bằng xi măng cho phần sân, rất rộng rãi (46.80m x 56.80m) nằm giữa hai di tích ấy.
Xem thêm|: Mẫu sổ khám thai – Hoatieu.vn
Nghinh Lương Đình có giá trị về nghệ thuật kiến trúc và trang trí. Ngôi nhà được xây trên một nền vuông mỗi bề 17.80m, cao 0.80m. Quanh nền có lan can bao bọc, chỉ trổ hai hệ thống bậc thềm khá rộng ở mặt trước và mặt sau, đắp hình rồng làm thành bậc. Mặt bằng ngôi nhà hình chữ nhật: chiều Bắc Nam 15.70m, chiều Đông Tây 10.40m, gồm nhà chính ở giữa và hai nhà vỏ cua ở trước và sau, nối với nhà chính bằng hai máng xối.
Nhà chính là một “phương đình” làm theo dạng cổ lầu với hai tầng mái; có 16 cột gỗ, gồm 4 cột giữa chống đỡ tầng mái thượng và 12 cột quân chống đỡ tầng mái hạ. Các hàng cột quân được gia cường bằng tường chịu lực xây bằng gạch dày 0.30m. Bốn mặt gian giữa đều để trống. Tường vách hai gian bên dược trổ cửa vòm hoặc cửa sổ hình tròn trang trí chữ ‘thọ”. Chân tảng 4 cột giữa làm bằng đá Thanh. Các cột quân kê trên chân tảng đúc bằng xi măng. Nền nhà lát gạch hoa (20x20cm). Mái lợp ngói ống hoàng lưu ly. Trên bờ nóc chắp hình “hồi long” chầu vào mặt nhật. Các bờ quyết trang trí hình giao.
Hai nhà vỏ cua có kích thước gần bằng nhau (10×2,70m). Khung gỗ được kết cấu theo dạng vì kèo chồng rường giả thủ. Mái lợp ngói liệt. Bờ mái cũng chắp hình hồi long chầu mặt nhật, nhưng ở cuối các bờ quyết thì trang trí hình chim phụng. Về mặt mỹ thuật của Nghinh Lương Đình, đáng chú ý nhất là một số hình ảnh trang trí ở nội thất hai nhà vỏ cua. Trên mặt gỗ của các vì kèo, người ta chạm nổi những hình ảnh mang đường nét kỷ hà. Các liên ba được chia ra thành ô hộc và chạm nổi đề tài bát bửu: tù và, quạt vả, phát trần, cái khánh, lẵng hoa, bầu rượu….Đặc biệt hơn hết là các xả dọc ở hai bên của mỗi nhà vỏ cua đều được hình tượng hóa thành những con rồng trong tư thế “lưỡng long triều nguyệt”. Phần thân rồng để trơn, nhưng đầu và đuôi rồng thì được chạm nổi, chạm lộng và chạm kênh bong một cách tinh xảo và sinh động.
Nhìn chung, Nghinh Lương Đình là một công trình kiến trúc mở: nội thất trống trải, bốn bề thoáng đãng. Sân hai bên trái phải nối kết với các hoa viên chạy dọc theo bờ bắc sông Hương. Sân rộng sau lưng có thể xem là không gian chung của Phu Văn Lâu và Nghinh Lương Đình. Phía trước là mặt nước sông Hương trải rộng, mở tầm nhìn đến vùng núi đồi xanh thẳm ở tận chân trời tây nam xứ Huế.
Cũng như Thương Bạc Đình và Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình là một công trình kiến trúc xinh xắn và khiêm tốn trước cảnh sơn kỳ thủy tú. Cả ba công trình kiến trúc đẹp đẽ và cổ kính này đáng được xem là ba viên ngọc quý bên bờ sông Hương, phải được bảo tồn cẩn trọng để chúng mãi mãi lấp lánh trên dòng sông thơ mộng.
Tham khảo: Phan Thuận An – HUẾ – Kinh Thành và Cung Điện
Mời các bạn ghé đọc chuỗi bài viết trong chuyên mục KHÁM PHÁ HUẾ của Lá Quê để tìm hiểu thêm về lịch sử Huế
Xem thêm|: Khám phá Tứ Bình Nha Trang- 4 hòn đảo “Maldives của Việt Nam”
Kinh thành, địa danh và một vài công trình liên quan
Đàn Xã Tắc – Kinh Thành Huế
Cửa biển Thuận An qua các thời kỳ thay đổi như thế nào ?
Tìm hiểu về hệ thống thành quách ở cố đô Huế
Chợ Đông Ba có từ khi nào ?
Sông Hương có từ bao giờ ? – Khám Phá Huế
Xem thêm|: Ngắm ngôi nhà hoa giấy ‘vạn người mê’ độc nhất ở Hà Nội
Lăng Cơ Thánh – Vì sao được gọi là lăng Sọ ?
Tên gọi của 13 cửa ra vào Kinh Thành Huế không phải ai cũng biết !
Hoàng thành, Tử Cấm thành và các cung điện
Điện Thái Hòa – Nơi diễn ra các nghi lễ trọng đại của triều Nguyễn
Thế Miếu – Nơi thờ phụng các vua Nguyễn
Hưng Miếu – Nơi thờ thân phụ và thân mẫu vua Gia Long
Cửu đỉnh – Nơi khắc ghi sự giàu có của Tổ Quốc