Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Phà tân thanh cần giuộc Chúng ta cùng tìm hiểu nhé
Trong những năm gần đây, bên cạnh việc phát triển hệ thống giao thông đường bộ nhằm phát triển kinh tế, xã hội ở các xã vùng hạ, huyện Cần Giuộc cũng quan tâm đầu tư giao thông đường thủy nội địa, trong đó có Bến phà Tân Thanh, một trong những bến phà kết nối 2 vùng thượng – hạ của Cần Giuộc có lưu lượng giao thông lớn nhất của huyện. Theo đó, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa ngày càng càng gia tăng, công tác an toàn giao thông của bến phà được đơn vị khai thác quan tâm đầu tư về nhân lực, phương tiện, kỹ thuật.
Bến phà Tân Thanh nối liền thị trấn Cần Giuộc và xã Phước Lại qua sông Trường Bình, huyện Cần Giuộc. Đây là tuyến giao thông đường thủy nội địa chủ lực phục vụ nhân dân các xã vùng thượng và vùng hạ của huyện tại điểm trung chuyển là thị trấn huyện. Bến phà này hiện do công ty cổ phần dịch vụ Cần Giuộc làm chủ đầu tư, khai thác, kinh doanh. Hiện tại, có 4 chiếc phà được đưa vào khai thác, hàng ngày vận chuyển trên 1.000 lượt khách, gần 500 lượt xe gắn máy và khoảng 100 lượt ô tô, xe tải nhỏ tải trọng dưới 3 tấn qua lại. Do mật độ lưu lượng hành khách, phương tiện, hàng hóa cao nên tần suất phà qua lại thường xuyên, liên tục vào ban ngày và 15 phút mỗi chuyến ban đêm. Nhưng khi có trường hợp cấp cứu, khám chữa bệnh thì bến phà phục vụ ngay, không chờ đến giờ rời bến.
Với giá vé theo quy định 4.000 đồng cho người và xe gắn máy, từ 20.000 đến 50.000 cho xe ô tô và xe tải, doanh thu mỗi ngày bến phà Tân Thanh đạt được khoảng 30 triệu đồng. Nguồn thu này không những tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị khai thác chi trả lương, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng mỗi tháng cho gần 50 lao động địa phương mà còn trang trải các chi phí về nhiên liệu xăng dầu, sử chữa, duy tu, bảo dưỡng, máy móc đảm bảo phục vụ vận tải thường xuyên, liên tục 24 giờ trong ngày.
Nhận thức an toàn tính mạng, tài sản hành khách là yếu tố hàng đầu, Công ty cổ phần dịch vụ Cần Giuộc đã mua sắm, lắp đặt đầy đủ trang thiết bị bảo hộ, cứu hộ, phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông tin liên lạc trên tất cả các chiếc phà. Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, kỹ thuật, chứng chỉ hành nghề cho tất cả tài công, phụ xế, bảo vệ trên phà và bến bãi theo quy định của ngành giao thông vận tải về điều kiện kinh doanh, khai thác vận tải thủy nội địa.
Hiện nay, khu vực các xã vùng hạ như Tân Tập, Long Hậu, Phước Vĩnh Đông, Phước Vĩnh Tây đang hình hình nhiều khu công nghiệp và dân cư, nhu cầu đi lại của công nhân ngày càng nhiều, nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng của nhân dân và doanh nghiệp gia tăng, công ty có kế hoạch đưa vào hoạt động phà tải trọng lớn phục vụ xe tải trên 3 tấn hàng hóa.
Bến phà Tân Thanh trước đây nằm sâu trong thị trấn, ngay khu vực chợ Cần Giuộc nên hoạt động rất khó khăn, thường xuyên xảy ra tai nạn, mất an toàn giao thông. Từ năm 2015, Huyện Cần Giuộc đã quyết định di dời ra khu vực ngoại ô nên có điều kiện thuận lợi trong hoạt động. Từ một đơn vị kinh tế nhà nước, hàng năm phải nhận trợ cấp từ ngân sách địa phương, đến nay Công ty cổ phần dịch vụ Cần Giuộc đã trở thành đơn vị tự chủ tài chính, không những đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên mà còn có lãi và tích lũy để đầu tư mua sắm phương tiện, nâng cấp tải trọng, mở rộng kinh doanh thêm một bến phà nữa ở xã Thanh Vĩnh Đông và xã Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh. Đây được xem là mô hình cổ phần hóa hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Hữu Minh – Hùng Anh