Văn hóa Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Văn hóa sài gòn Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Phòng trưng bày “Văn hóa Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh” giới thiệu một số phong tục, tín ngưỡng, văn hóa giáo dục, những bộ môn nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh.

Phong tục

Giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đã được bảo lưu gìn giữ và những đặc điểm riêng có tại vùng đất mới phương Nam, các hiện vật, hình ảnh, trưng bày về phong tục cưới hỏi:

Hôn nhân: Lễ cưới của người Việt và người Hoa tại Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nét tương đồng. Các sách chuyên khảo về phong tục có viết: Trước đây, đám cưới phải đủ 6 lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (lễ hỏi), thỉnh kỳ, thân nghinh. Sau này, phổ biến còn ba lễ: Chạm ngõ, hỏi, cưới.

– Sưu tập nữ trang các loại: vàng, bạc, đồng, trong đó bông tai được xem là sính lễ quan trọng mà người Nam Bộ quan niệm nhất thiết phải có cho ngày đính ước nên duyên của cô gái.

– Sưu tập các loại hôn thú xưa ( tờ khai hôn thú bằng chữ Hán Nôm năm 1879; bộ khai hôn thú đầu thế kỷ XX của địa phận Mỹ Tho dày 26 trang, tờ văn tế tơ hồng, thiếp báo ngày là những hiện vật gốc).

– Sưu tập trang phục cưới người Việt (giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giữa thế kỷ XX đến nay) do nhà may Liên Hương phục chế theo nguyên mẫu thiết kế.

– Các bản trích luật Hôn nhân thời Hồng Đức, thời Gia Long; Qui ước nghi lễ hỏi, cưới của người Việt, Hoa, Chăm, Khmer.

Người Việt ở Nam Bộ rất chú trọng lễ hỏi, đối với nhà gái đây là ngày đại tân khoa, sau lễ hỏi người con gái được coi như là dâu, con. Trong đám hỏi, tùy theo gia cảnh nhà trai còn đem tiền và nữ trang (có thể là vàng, bạc, đồng), gồm có: đôi bông tai, đôi xuyến, kiềng, dây chuyền. Từ đầu thế kỷ XX trong nghi lễ có thêm hình thức trao nhẫn cưới.

Tất cả các nghi thức đều thực hiện trước bàn thờ gia tiên, tại gian nhà chính, các lễ vật được sắp đặt với tấm lòng thành kính, con cháu kính cáo với tổ tiên, mong muốn những điều tốt đẹp, phúc lành nhất cho gia tộc.

– Phục dựng gian nhà người Việt (kiến trúc nhà rường đặc trưng Nam Bộ) với kết cấu bằng chất liệu gỗ, các cột chính, vì kèo, bao lam chạm khắc trang trí hoa văn Phúc – Lộc – Thọ, Mẫu đơn – Trĩ … thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ thủ công Nam Bộ, đồng thời tại gian nhà chính bài trí nội thất truyền thống như: Hoành phi “Phúc Mãn Đường”, bức trướng “Đức hậu tải phúc”, câu đối thiếp vàng :

“Trung hiếu nối nghiệp nhà, lưỡng nhuận đối non sông đều vững

Xem thêm|: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Nghĩa nhân truyền phúa ấm, tam đa cùng nhật nguyệt trường tồn”

Trung tâm là bàn thờ gia tiên với các khí tự : “Tam sự”, “bình hoa” và “mâm ngũ quả” kết long phụng, đây cũng là nơi trang trọng diễn ra các nghi thức của lễ cưới và trình các lễ vật đám hỏi, cưới : trầu, cau, trà, rượu, bánh, trái, tợ để tiền cưới và cặp đèn hoàng lạp kết bông.

* Hôn lễ của người Chăm Islam Nam Bộ được tổ chức qua 4 lễ: lễ Naokhada (dạm hỏi); lễ Clokpanôith (lễ hỏi); lễ Khal ao (lễ tặng quà) và lễ Pa khah (lễ cưới).

* Lễ cưới người Khmer Nam Bộ diễn theo lịch tháng của dân tộc. Theo phong tục cổ truyền gồm ba lễ: lễ sđây đol đông (lễ nói), lễ lơngmaha (lễ hỏi) và lễ thngay bôs coltê (lễ cưới). Nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.

Tục ăn trầu:

Bên cạnh tục cưới hỏi, ăn trầu, mời trầu cũng là một phong tục có từ lâu đời thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, người Việt Nam vốn ưa sự kín đáo, tế nhị, thường mượn miếng trầu để bắt đầu câu chuyện, thể hiện sự gắn kết tình cảm. Đặc biệt trong hôn nhân, trầu cau biểu tượng của tình yêu thủy chung, son sắt. Trịnh Hoài Đức trong Gia Định Thành Thông chí viết về hôn nhân “Hôn lễ tuy chắc bằng ở mai mối mà định duyên, nhưng thường lấy trầu cau làm trọng…”. Miếng trầu còn là sự thể hiện lòng thành kính ơn nhớ tổ tiên, vì vậy trên mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt luôn có đĩa trầu cau.

Mặc dù ngày nay tục ăn trầu không còn phổ biến, song lá trầu quả cau vẫn hiện diện trong các dịp lễ quan trọng, bởi nó gắn liền trong tâm thức và trở thành biểu tượng văn hóa, gắn kết tình cảm.

Tín ngưỡng:

Cội nguồn văn hóa Việt Nam là nền văn minh nông nghiệp lúa nước, con người chịu tác động nhiều yếu tố thiên nhiên, liên quan đến tư duy nhận thức, đời sống tinh thần, thể hiện qua tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng đa thần.

Thờ Mẫu: Nền sản xuất nông nghiệp, nhiều công đoạn sử dụng lao động nữ, trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm, thần thánh hóa các thế lực siêu nhiên và trong vô số các vị thần có nhiều vị nữ thần được tôn thờ, như Trịnh Hoài Đức viết “Người Gia Định… hay chuộng đạo Phật, tin việc đồng bóng, kính trọng nữ thần như bà Chúa Ngọc, bà chúa Động, bà Hỏa tinh, bà Thủy long và cô Hồng, cô Hạnh…”. Tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng điển hình ở Việt Nam.

Hiện vật: Bộ tượng ngũ hành bằng đất nung

Thờ Thổ Địa – thần Tài: Tín ngưỡng đa thần còn được thể hiện rõ trong gia đình người Việt với tục thờ thổ công, là vị thần trông coi gia cư, định đọat phúc họa cho gia đình. Nam Bộ phổ biến thờ ông Địa. Ngoài ra Thần Tài cũng được thờ trong gia đình người Việt và người Hoa với ước mong tài lộc may mắn cho gia chủ.

Xem thêm|: Khách sạn 5 sao Nha Trang – Traveloka

Thờ Thần Thành hoàng: Không chỉ tôn thờ các vị thần tại gia, tín ngưỡng Việt Nam nhất là đối với người Việt và người Hoa còn thờ Thành hoàng. Thần được thờ tại đình làng, mỗi ngôi đình là biểu tượng thiêng liêng nhất của làng và là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng…

Nghệ thuật truyền thống:

Nghệ thuật Hát Bội

Hát Bội khởi nguồn từ sân khấu tuồng khoảng thế kỷ XIII và phát triển mạnh ở miền Trung thời nhà Nguyễn, khi đến Nam Bộ, sân khấu tuồng đổi thành sân khấu hát bội, tuy khác nhau tên gọi, nhưng nghệ thuật căn bản giống nhau về bài bản, hát nam, hát khách…Dàn nhạc có: bộ gõ (các loại trống), bộ hơi (các loại kèn) v.v…

Những vở tuồng đầu tiên như: San hậu, Kim thạch Kỳ duyên nổi tiếng vào giữa thế kỷ XIX trên sân khấu Gia Định, hoặc ở Bạc Liêu như gánh hát của Bầu An (tức ông Lê Tài An, thân sinh của ông Lê Tài Khị, tức Nhạc Khị

Hát Bội Nam Bộ có những bảng hiệu lừng danh như Bầu Bòn, Bầu Thắng…, có những nghệ sĩ ngôi sao như cô Năm Đồ, cô Ba Út v.v…

Thời gian gần đây, thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nghệ thuật Hát Bội càng được quan tâm và phát huy hơn nữa, xứng với tầm vóc sân khấu ca kịch truyền thống của Nam Bộ

Nghệ thuật Cải lương

Nghệ thuật cải lương bắt nguồn từ phong trào đờn ca tài tử, phát triển mạnh cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Năm 1917, sân khấu cải lương có hai vở hát đầu tiên: Vở Lục Vân Tiên và vở Kiều Nguyệt Nga của tác giả Trương Duy Toản, trên sân khấu thầy Năm Tú diễn tại Mỹ Tho.

Về nghệ thuật: Ca và nói là hai yếu tố kết hợp trong vở diễn cải lương. Trong ca có nói và nói lối, xen giữa hai bài ca. Âm nhạc cải lương với hơi nhẹ nhàng vì dùng đàn dây tơ và dây kim khí.

Bản sắc truyền thống của cải lương thể hiện qua hai đề tài hát: tuồng về lịch sử với nội dung đậm đà tinh thần yêu nước và tuồng xã hội ca ngợi tình nghĩa của người Việt Nam.

Qua hàng thế kỷ phát triển, sân khấu cải lương cùng với giai điệu độc đáo của bài vọng cổ (tiền thân là bản Dạ cổ hoài lang của tác giả Cao Văn Lầu) luôn được sự ngưỡng mộ của nhân dân cả nước và những người sống xa quê hương.

Xem thêm|: Danh sách 4 phối đồ với tóc ngắn cá tính hay nhất được tổng hợp

Nhạc khí dân tộc Khmer

Kho tàng nhạc khí dân tộc Khmer rất độc đáo, phản ánh nét đặc trưng riêng của người Khmer, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa truyền thống và kho tàng âm nhạc Việt Nam.

Các nhạc khí Khmer được chế tác bằng phương pháp thủ công truyền thống, với chất liệu từ thiên nhiên như: gỗ, tre, trúc… và các lọai nhạc khí được biên chế trong hai dàn nhạc: dàn nhạc dân gian và dàn nhạc lễ (ngũ âm).

Theo tập tục, dàn nhạc ngũ âm chỉ được phép sử dụng trong các ngày đại lễ ở chùa; trong lễ tang, lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, lễ Ook-Om-boc… Đại đa số dàn nhạc ngũ âm được nhà chùa cất giữ. Ngày nay, dàn nhạc ngũ âm đã phổ biến phục vụ sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội của người Khmer.

Giáo dục:

Hơn 300 năm qua, nhân dân Sài Gòn – Gia Định cũng như các vùng miền khác trên cả nước, luôn giữ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Lịch sử còn ghi chữ quốc ngữ được phổ biến đầu tiên ở Sài Gòn. Nền giáo dục nơi đây đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ nhân sĩ, trí thức nổi tiếng, góp phần truyền bá chủ nghĩa yêu nước và đấu tranh cách mạng nhất là trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Ngay từ thời kì đầu khẩn hoang lập ấp, chưa có hệ thống trường lớp, cha mẹ, ông bà hoặc các ông đồ nho, thầy thuốc… được mời dạy cho con em, nội dung dạy lễ nghĩa và những qui chuẩn đạo đức…

* Khoảng thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ bắt đầu do nhu cầu truyền giáo của các giáo sĩ phương Tây. Cuốn từ điển Việt – Bồ – La của Alexandre de Rhodes (1651) là tài liệu đầu tiên viết bằng chữ Quốc ngữ. Với những đặc điểm đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ, chữ quốc ngữ ngày càng trở nên phổ biến và trải qua thời gian, ngày càng trong sáng, chuẩn mực. Với những thanh âm riêng biết của ngôn ngữ Việt Nam.

Từ giữa thế kỷ XIX, Pháp xâm lược và thống trị Việt Nam. Thời gian đầu Pháp vẫn duy trì Nho học. Ngày 17/3/1879 chính quyền thực dân thành lập Sở Học chính Nam kỳ, thực hiện chương trình giáo dục Pháp-Việt nhằm đào tạo công chức, thông ngôn, ký lục phục vụ cho bộ máy cai trị của Pháp: Đầu thế kỷ XX một số trường học được xây dựng như: năm 1925 Trường Chasseloup-Laubat (nay là trường Lê Quý Đôn); Trường Áo Tím (nay là trường Nguyễn Thị Minh Khai); năm 1926 trường Trương Vĩnh Ký (nay là trường Lê Hồng Phong).

Một phần quan trọng của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tại Sài Gòn tuy bị áp đặt theo chính sách giáo dục thực dân, đế quốc, song tinh thần của người dân Việt Nam luôn hướng về những giá trị truyền thống và niềm tự hào dân tộc. Minh chứng qua các phong trào đấu tranh của Hội truyền bá quốc ngữ, phong trào học sinh sinh viên, nhân sĩ trí thức đồng hành cùng cách mạng giải phóng dân tộc. Đặc biệt trong điều kiện chiến tranh gian khổ, các lớp học trong chiến khu, dưới hầm địa đạo, lớp học bổ túc ban đêm vẫn được duy trì… sự nghiệp giáo dục vẫn phát triển, đào tạo những thế hệ tương lai.

* Hiện Vật: Sách kinh lá cọ: Người Kh’mer thường dùng lá cọ hay lá buông để viết kinh Phật cổ, kinh luận hay những câu chuyện dân gian Kh’mer… Nghệ thuật viết chữ trên Kinh lá phải là người trình độ, có đạo đức tốt, uy tín, mới được mọi người tin cậy giao trách nhiệm Không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng, kinh lá (Slấc – rích) là nét văn hóa đặc sắc, có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng và nền giáo dục của người Kh’mer.

* Sài Gòn cũng là nơi báo chí được xuất bản đầu tiên của Việt Nam. Thời gian đầu báo chí được in bằng chữ Pháp, chữ Hán, chữ Việt. Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, báo chí Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc động viên, định hướng tư tưởng trong các tầng lớp nhân dân.

Related Posts

Danh sách 6 sợi bánh đa mới nhất năm nay

Danh sách 6 sợi bánh đa mới nhất năm nay

Dưới đây là danh sách sợi bánh đa Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Danh sách 3 bún bò huế o hà hay nhất

Danh sách 3 bún bò huế o hà hay nhất

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về bún bò huế o hà Chúng ta cùng bắt đầu nào

Danh sách 4 cần thơ đi sài gòn mới nhất năm nay

Danh sách 4 cần thơ đi sài gòn mới nhất năm nay

Duới đây là các thông tin và kiến thức về cần thơ đi sài gòn Chúng ta cùng bắt đầu nào

Top 6 sản xuất tự cấp tự túc là gì hay nhất được cập nhật

Top 6 sản xuất tự cấp tự túc là gì hay nhất được cập nhật

Duới đây là các thông tin và kiến thức về sản xuất tự cấp tự túc là gì Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Tổng hợp 3 khách sạn hoàng gia thái bình hay nhất

Tổng hợp 3 khách sạn hoàng gia thái bình hay nhất

Qua bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về khách sạn hoàng gia thái bình Chúng ta cùng tìm hiểu nhé

Tổng hợp 5 chùa linh long hay nhất được cập nhật

Tổng hợp 5 chùa linh long hay nhất được cập nhật

Dưới đây là danh sách chùa linh long Chúc các bạn tìm được những thông tin hữu ích